Ngay từ khi có dấu hiệu mang thai mẹ bầu cần thay đổi từ cách ăn uống cho đến lối sống sinh hoạt bởi đây là giai đoạn khá nhạy cảm. Vậy mới có thai nên kiêng gì và lưu ý điều gì để phù hợp với sự thay đổi của cơ thể?

Lịch khám thai 3 tháng đầu
Ba tháng đầu tiên là thời điểm rất quan trọng.
Mới có thai nên kiêng gì? Ngoài việc phải cẩn thận trong chế độ ăn uống, kiêng một số món ăn, hạn chế vận động mạnh thì mẹ cũng cần đi khám thai thường xuyên để theo dõi các biến động của thai nhi vì lúc này thai nhi vẫn chưa đi vào quỹ đạo.
Khám lần đầu tiên
Việc đi khám lần đầu tiên là khi thai nhi được 5 – 8 tuần tuổi để biết chắc chắn mình có thai hay không và thai có làm tổ đúng vị trí hay không, nếu trường hợp thai ngoài tử cung sẽ được can thiệp kịp thời.
Lần đi khám này mẹ sẽ được tiến hành các thủ tục như đo huyết áp, cân nặng, đo nồng độ hCG, làm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm xác định chính xác tuổi thai và báo trước cho mẹ về ngày sinh dự kiến.
Khám lần thứ hai
Lúc này thai nhi đã tròn 8 tuần tuổi, mẹ nên thăm khám thêm lần nữa , hoặc khám theo lịch hẹn của bác sĩ để xem tình hình tim thai, phôi thai. Lần khám này có thể mẹ sẽ được làm những xét nghiệm như lần khám đầu.
Khám lần thứ ba
Khi thai được 12 – 13 tuần tuổi, lúc này mẹ nên đi khám lần nữa. Thông qua một số xét nghiệm, thai nhi sẽ được chẩn đoán và sàng lọc dị tật. Mẹ đừng quên đi khám ở giai đoạn này vì đây là giai đoạn quan trọng biết được tình trạng thai nhi rõ nhất.
Dấu hiệu mang thai trong 3 tháng đầu
Dấu hiệu mang thai trong 3 tháng đầu mẹ cần hiểu rõ để kịp thời thay đổi những thói quen hàng ngày. Vậy mới có thai nên kiêng gì? Câu trả lời đó là tránh những vận động mạnh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
➡️➡️ Dấu hiệu mang thai tuần đầu
Một số dấu hiệu cơ bản có thai như: trễ kinh, ra máu báo thai, chóng mặt, dễ buồn nôn, ngực căng tức,… mẹ nên đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu trên.
Những dấu hiệu bất thường nguy hiểm đến thai nhi trong 3 tháng đầu:
– Nghén nặng: Ốm nghén là dấu hiệu mang thai bình thường khi thai nhi phát triển tốt nhưng nếu mẹ nôn quá nhiều, mệt mỏi thì đồng nghĩa thai nhi cũng đang gặp vấn đề.
– Đau bụng và ra máu: Có thể là máu báo thai nhưng nếu quá 7 ngày mẹ vẫn chảy máu thì nên lập tức đến bệnh viện. Nếu không phát hiện và xử lý kịp sẽ khiến mẹ bị động thai, gặp tình trạng thai ngoài tử cung.
– Ra khí hư có mùi và ngứa âm đạo: Âm đạo bị viêm do thay đổi nội tiết tố. Dù không nguy hiểm nhưng nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe phụ khoa của mẹ và mẹ cũng có thể sinh non hoặc sảy thai. Mẹ nên lưu ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng thuốc an toàn và không ảnh hưởng đến thai. Nên đi thăm khám để xin chỉ định của bác sĩ.
Mới có thai nên kiêng gì?

– Không sơn móng tay, dùng nước hoa: Mẹ nên để cơ thể tự nhiên nhất vì hóa chất trong các loại mỹ phẩm không tốt cho thai nhi.
– Không bê vác vật nặng, tỳ vật vào trước bụng.
– Không với 2 tay lên cao.
– Đi dép có răng cưa để tránh trơn trượt, không mang guốc hay các loại dép trơn.
– Bước đi từ từ chậm rãi, không chạy hay vận động mạnh.
– Không quan hệ tình dục thường xuyên, mạnh bạo.
– Không hút thuốc lá, uống bia, trà, cafe, nước ngọt có ga.
– Không làm việc quá sức khiến mẹ stress, mệt mỏi.
– Không suy nghĩ tiêu cực.
– Không ngâm mình trong nước nóng quá lâu, xông hơi nóng.
_____________________________________________________________________
Cùng tìm hiểu về sữa dành cho trẻ biếng ăn
Tìm hiểu thêm về mới có thai nên kiêng gì
Chia sẻ thêm về bầu 16 tuần
Đọc và hiểu thêm về sữa bầu nào tốt
Như thế nào là thực đơn bà bầu
Xem thêm thai 34 tuần là mấy tháng
Xem thêm về thai 33 tuần
Tìm hiểu thêm bầu 10 tuần
Hiểu thêm về thực phẩm giàu canxi cho bà bầu