Đường huyết có vai trò quan trọng đến sức khoẻ của mỗi con người. Việc kiểm tra lượng chỉ số đường huyết sẽ giúp người dùng biết được tình trạng sức khoẻ hiện tại và có những biện pháp xử lý kịp thời. Vậy chỉ số đường huyết tiêu chuẩn ở người là bao nhiêu?
Sponsor content – Tham khảo thêm bài viết chuyên sâu về : Huyết áp tâm thu , Chênh lệch huyết áp tâm thu và tâm trương , Huyết áp tâm trương , Cơn đau thắt ngực không ổn định , Đau thắt ngực không ổn định
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết (glycemic index) viết tắt là GI là giá trị chỉ lượng đường trong máu của cơ thể. Lượng đường này được chúng ta chuyển hoá từ những loại thức ăn, nước uống hàng ngày được nạp vào cơ thể. Chỉ số đường huyết được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Lượng đường trong máu luôn thay đổi và không cố định tuỳ theo mức độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện.
Lượng đường huyết quá cao hoặc quá thấp có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng cơ thể vì thế cần phải theo dõi thường xuyên để có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp từ đó cân bằng lượng đường trong máu.

Bảng thử chỉ số đường huyết là gì?
Bảng thử đường huyết hay bảng tra cứu chỉ số đường huyết là bảng định lượng mức đường huyết lý tưởng của một người bao gồm những chỉ số bình thường hoặc bất thường để có thể dễ dàng xem xét và tra cứu tình trạng cơ thể hiện tại. Bảng thử đường huyết thường được các chuyên gia y tế đánh giá và đưa ra các mức cụ thể quy thành bảng và được sử dụng với độ chính xác cao các mức chỉ báo bình thường hay cảnh báo nguy hiểm.
Đây được xem là một công cụ quan trọng cùng với những máy thử đường huyết giúp con người theo dõi, chuẩn đoán và điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp. Bảng tra cứu chỉ số đường huyết được thể hiện vô cùng rõ ràng dưới nhiều dạng khác nhau và được hiển thị riêng từng màu riêng biệt với từng mức độ nguy hiểm và thời điểm đo.
Thông thường, bảng thử đường huyết sẽ phân ra các chỉ số như lượng đường huyết bình thường trước bữa ăn, lượng đường huyết bình thường sau bữa ăn hay cảnh báo lượng đường huyết cao. Hoặc, chỉ số lượng đường huyết ở người bình thường, người bị tiền đái tháo tiểu đường hay giai đoạn đái tháo tiểu đường.
Cách đọc bảng thử chỉ số đường huyết – bảng tra cứu chỉ số đường huyết
Việc đo đường huyết có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ tuy nhiên, để đọc được bảng thử đường huyết một cách đúng cách nhất không phải ai cũng biết. Sau đây là cách đọc bảng thử đường huyết dựa trên các chỉ số trong bảng:
Đối với người bình thường: Lượng đường huyết đạt mức an toàn ở:
-Đường huyết ở những thời điểm bất kỳ : < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
-Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
-Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).
-HbA1C: < 5,7 %
Đối với người tiểu đường đang điều trị bằng thuốc:
-Đường huyết ngẫu nhiên ở thời điểm bất kỳ: <180 mg/dL ( 10 mmol/l)
-Đường huyết lúc đói: 80 – 130 mg/dL ( < 7 mmol/l)
-Đường huyết 2 giờ sau bữa ăn: <180 mg/dL ( 10 mmol/l)
-HbA1C: < 7 %
Chúng ta có thể đọc hiểu các chỉ số cụ thể như sau:
-Chỉ số đường huyết lúc đói thường được đo vào khoảng 8h sáng lúc chưa ăn hay cung cấp bất kỳ một thực phẩm nào hay nước. Trước khi đo không có bất kỳ vận động nào của cơ thể thì kết quả mới chính xác. Vậy mức bình thường của người lúc này là nằm trong khoảng từ 70 mg/dL (3.9 mmol/L) đến 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường. Nếu đạt được chỉ số trong khoảng này bạn không cần phải lo lắng đến trường hợp bị tăng hoặc giảm đường huyết. Các chuyên gia y tế khẳng định chỉ số này hoàn toàn không có khả năng nhiễm bệnh trong vòng 10 năm tới.
-Chỉ số đường huyết sau ăn được đo cách bữa ăn từ 1 đến 2 giờ, thông thường chỉ số của một người bình thường khoẻ mạnh là dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L). Nếu đo được trong khoảng này tưc cơ thể bạn hoàn toàn bình thường.
-Chỉ số đường huyết lúc đi ngủ thường được xác định nằm trong khoảng dao động từ 110-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l).
-Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c) giúp chuẩn đoán căn bệnh đái tháo tiểu đường của một người. Với hình thức xét nghiệm này, người bình thường sẽ có kết quả xét nghiệm HbA1c dưới 48 mmol/mol (6,5%). Ngoài con số này tức bạn đang có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cần phải đi khám và chữa trị ngay.
Tóm lại ta có thể nhận xét như sau: Những người bị hạ đường huyết thường đo được chỉ số lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) tức đang ở mức nguy hiểm, cần phải đưa đến bệnh viện kịp thời nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Còn trường hợp chỉ số đường huyết quá cao có thể do giảm khả năng tiết insulin gây ra các trường hợp nguy hiểm như mạch máu bị xơ cứng và các bộ phận trên cơ thể có thể bị thương tổn nặng.
Vì thế, dù là trường hợp nào cũng cần phải kiểm tra và khám chữa kịp thời. Bộ y tế khuyến cáo mỗi gia đình nên có một máy đo tiểu đường tại nhà để có thể kiểm tra và theo dõi thường xuyên từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
>> Xem thêm: Chỉ số đường huyết hiển thị bao nhiêu thì bị tiểu đường?
>> Có thế bạn muốn biết: Tại sao phải xét nghiệm chỉ số HbA1c
Yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của cơ thể?
Chỉ số đường huyết của cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:
Tuổi tác: Độ tuổi là một trong những yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của cơ thể. Đối với những người trung niên, người già tầm trên 45 tuổi thông thường sẽ có chỉ số đường huyết cao hơn do tích tụ lâu ngày. Những đối tượng này thường có sức khoẻ, khả năng phân giải và chuyển hoá năng lượng thấp dẫn đến lượng đường tích tụ gây nên nhiều căn bệnh mà đặc biệt là bệnh tiểu đường nguy hiểm.
Những đối tượng mắc các chứng bệnh tim: Những bệnh lý nền như tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến hệ động và tĩnh mạch cũng là một yếu tố làm tăng đường huyết một cách đáng kể.
Những tổn thương bên trong cơ thể: Những tổn thương ở các vị trí như mắt, mạch máu, tim là những tổn thương cần rất nhiều năng lượng để phục hồi bởi thế cơ thể sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn, nhiều năng lượng hơn từ đó gia tăng lượng đường trong máu.
Thói quen sinh hoạt: Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh như cung cấp quá nhiều chất béo, nước ngọt không lành mạnh, không luyện tập thể dục thường xuyên gây nên các chứng béo phì, dư cân từ đó tích thụ nhiều chất insulin dẫn đến lượng đường huyết tăng. Giờ giấc sinh hoạt không đúng, không lành mạnh cũng là nguyên nhân cần nhắc đến.
Stress, mệt mỏi: Trường hợp căng thẳng, mệt mỏi làm cho cơ thể không thể thư giản do đó tăng lượng đường huyết đáng kể. Bởi nguyên nhân này nên những người có cơ thể, tạng người ốm đôi khi cũng có thể mắc các chứng bệnh tiểu đường.
Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định
Đường huyết gia tăng do nhiều yếu tố tạo thành tuy nhiên thông thường là do lối sống sinh hoạt thường ngày không lành mạnh dẫn đến tăng hoặc giảm huyết áp. Vậy, để duy trì chỉ số đường huyết cơ thể tốt nhất, sau đây Thiết Bị Y Tế Minh Hiệp sẽ đưa ra một số phương pháp duy trì chỉ số đường huyết của cơ thể:
-Thay đổi chế độ ăn uống:
Cần nạp một lượng thức ăn vừa đủ với các chất dinh dưỡng khác nhau, hạn chế lượng carbohydrate từ tinh bột và những thực phẩm khác. Tuy nhiên, chỉ nên hạn chế chứ không nên bỏ hoàn toàn trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Uống đủ nước hoặc nhiều hơn thường ngày để giúp làm loãng máu, giảm lượng đường dư thừa.
Bổ sung các loại đậu, các chất xơ từ vitamin và các thực phẩm khác như trái cây, rau củ, các loại hạt, ngũ cốc,…
Ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, uống sữa để làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu.
-Thay đổi lối sinh hoạt lành mạnh:
Ngủ đủ giấc, đúng giờ hạn chế ngủ muộn. Đảm bảo giấc ngủ chất lượng khoảng thời gian ngủ thường ngày nên là 8 giờ.
Vận động thường xuyên bằng các môn thể thao hoặc các hoạt động vận động cơ thể đảm bảo tiêu hao lượng đường dư thường tích tụ trong máu. Việc tập luyện, vận động cơ thể còn giúp ích rất lớn đến tình trạng cơ thể đảm bảo hạn chế đường nhiều căn bệnh nguy hiểm, giảm căng thẳng, mệt mỏi thường ngày.
Tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động lành mạnh để giúp cho tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, lo âu.
Ăn uống đúng giờ, đủ bữa.

-Kiểm tra, theo dõi lượng đường huyết thường xuyên:
Việc đo, kiểm tra lượng đường trong cơ thể vô cùng quan trọng, việc này giúp đảm bảo cho bản thân biết được lượng đường cơ thể đang ở mức bao nhiêu để từ đó đưa ra biện pháp kịp thời. Đo đường huyết bằng các loại máy đo tiểu đường sẽ cho kết quả vô cùng chính xác, bạn cần lấy chỉ số này đối chiếu với bảng thử đường huyết để biết tình trạng hiện tại.
So sánh, đối chiếu các chỉ số đo thường ngày với nhau để biết được lượng đường đang tăng hay đang giảm từ đó thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý nhất, cân bằng đường trong máu.
Như vậy, trên đây là cách đọc bảng thử đường huyết cũng như một số thông tin về đường huyết, cách duy trì lượng đường huyết trong máu bạn có thể tham khảo để từ đó phòng ngừa và có biện pháp kịp thời.
Cùng tìm hiểu về nhịp tim và huyết áp
Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
Chia sẻ thêm về chỉ số đường huyết
Đọc và hiểu thêm về điều trị tiểu đường thai kỳ
Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Xem thêm cơn đau thắt ngưc
Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp